ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2020
25/03/2017

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM

ĐƠN VỊ: KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 TP. Hồ Chí Minh, ngày      tháng    năm 2016

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

 

 1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch chiến lược

Căn cứ theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, với mục tiêu “Tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Căn cứ định hướng phát triển, tầm nhìn – sứ mạng – mục tiêu chiến lược của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020.

2. Mục tiêu chiến lược

–  Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp và xã hội; phát triển nghiên cứu khoa học theo hướng chuyên sâu, trình độ cao; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ

–  Mục tiêu cụ thể

  • Xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cả về chuyên môn lẫn phương pháp giảng dạy, phấn đấu đến năm 2020 có 30% giảng viên có trình độ tiến sĩ, có thể giảng dạy bằng tiếng Anh.
  • Phát triển các chương trình đào tạo mới theo hướng cập nhật, hội nhập, phấn đấu tiến đến đạt chuẩn AUN.
  • Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo cho hầu hết các môn học trong chương trình đào tạo.
  • Ổn định hoạt động đào tạo thạc sĩ, phấn đấu mở ngành đào tạo tiến sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao.
  • Bổ sung, nâng cấp trang thiết bị thực hành cho các lĩnh lực chuyên ngành mang tính hiện đại, cập nhật không lạc hậu so với thực tiễn công nghiệp.
  • Đổi mới về chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển nghiên cứu và tham gia nghiên cứu chuyên sâu.
  • Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ở sinh viên, đưa nghiên cứu khoa học của sinh viên vào nề nết, chất lượng.
  • Tăng cường chất lượng hoạt động hợp tác quốc tế bao gồm lĩnh vực hợp tác, múc độ hợp tác và cách thức hợp tác.
  • Tăng cường hoạt động liên kết, kết nối doanh nghiệp, tìm kiếm việc làm cho sinh viên, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và hợp tác nghiên cứu khoa học.
  • Nâng cao chất lượng phục vụ người học từ chất lượng giảng dạy của giảng viên, điều kiện học tập, thái độ phục vụ của nhân viên, chất lượng ký túc xá và các hoạt động ngoại khóa, văn – thể – mỹ, Đoàn, hội,…

3. Các giải pháp thực hiện mục tiêu

  • Tiếp tục duy trì kế hoạch thao giảng, hội giảng;
  • Tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao phương pháp giảng dạy, nghiên cứu.
  • Cân đối về cơ cấu ngành đào tạo và chuyên môn để phát huy hết năng lực giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên;
  • Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng được mời từ các trường
    đại học, các viện nghiên cứu, các nhà quản lý và công nhân lâu năm có trình độ tham gia giảng dạy trong các chuyên đề chuyên ngành;
  • Tăng cường vai trò chuyên môn của các tổ bộ môn trong quản lý đào tạo các chuyên ngành;
  • Tổ chức nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường;
  • Phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên, đăng ký đề tài EUREKA của thành phố;
  • Tham gia Hội nghị nghiên cứu khoa học của trường, cấp Bộ và thành phố;
  • Quy hoạch và tổ chức lại ngân hàng đề thi, phân công người hiệu đính rà soát lại ngân hàng các môn học chung để phát hành giáo trình bài tập;
  • Triển khai thi tự luận cuối kỳ;
  • Từng bước xây dựng bộ đề thi tự luận ở các bộ môn;
  • Xây dựng mới giáo trình thực hành;
  • Triển khai biên soạn giáo trình đại học theo quy chế mới ban hành.
  • Kết nối và liên kết với các Trường, Viện, Trung tâm trong và ngoài nước nhằm tạo mối liên kết trong nghiên cứu, trao đổi sinh viên và giảng viên.
  • Chấn chỉnh kỹ cương làm việc, nâng cao tính thân thiện, hòa đồng trong giao tiếp của các cán bộ công nhân viên và giảng viên với SV.
  • Cập nhật mới thường xuyên đề cương chi tiết, nội dung môn học bảo đảm tính hội nhập và phát triển
  • Tổ chức triển khai đánh giá và xây dựng chương trình đào tạo ở tất cả các hệ: Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề.
  • Tiếp tục hoàn chỉnh đề án và từng bước chuẩn bị đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kỹ thuật hóa học.

4. Kế hoạch hành động

Giai đoạn 2013 – 2015

  • Sắp xếp, bố trí lại nhân sự của các Tổ bổ môn, chủ yếu là các giảng viên mới tuyển dụng.
  • Xây dựng và ban hành chức năng, nhiệm vụ cho từng vị trí việc làm trong Khoa là cơ sở cho quá trình đánh giá công tác sau này.
  • Phấn đấu 100% giảng viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm.
  • Động viên, đôn dốc những giảng viên ở trình độ thạc sĩ tiếp tục tham gia học tập nghiên cứu sinh.
  • Yêu cầu giảng viên chưa đạt chuẩn (trình độ Đại học) cam kết phấn đấu học tập hoàn thành trình độ thạc sĩ trước 2016.
  • Hoàn thiện quy chế, quy định về học vụ, đăng ký môn học và mở lớp học phần.
  • Tăng cường các công thông tin giao tiếp với sinh viên như: website; facebook;…
  • Tổ chức kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giảng viên theo từng học kỳ.
  • Tổ chức lên kế hoạch thao giảng, dự giờ, báo cáo môn học theo từng học kỳ tăng cường sự trao đổi về chuyên môn về phương pháp giảng dạy.
  • Nâng cao vai trò của Tổ bộ môn trong công tác quản lý, triển khai đào tạo và thực hiện nghiên cứu khoa học.
  • Kiểm tra toàn diện chương trình đào tạo đang vận hành từ đó triển khai cập nhập đề cương chi tiết cho các môn học nhằm phù hợp thực tiển.
  • Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng cập nhật, hội nhập, ứng dụng gần với các tiêu chuẩn của thế giới (CDIO).
  • Hoàn thiện hồ sơ xin mở ngành thạc sĩ Kỹ thuật hóa học
  • Tăng cường triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên và sinh viên.
  • Tăng cường hợp tác và liên kết với doanh nghiệp để kết hợp nghiên cứu, đưa SV tham quan, thực tập hàng năm.
  • Mở rộng hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học bằng các cuộc trao đổi hội thảo, giao lưu tập kinh nghiệm với các Khoa, Viện, Trung tâm thuộc các Trường Đại học tiến tiến trong khu vực và quốc tế.
  • Tăng cường đầu tư các trang thiết bị, máy móc phục vụ đào tạo chuyên ngành và nghiên cứu.
  • Tham gia tích cực các phong trào của Đoàn thanh niên, công đoàn tổ chức như: mùa hè xanh, quốc tế phụ nữ 8/3, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, phong trào văn nghệ – thể thao, phong trào xanh – sạch – đẹp, triển lãm thành tựu,…
  • Tổ chức tốt các hoạt động chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, giảng viên: tham quan hè, ngày hội gia đình,… hàng năm.

Giai đoạn đến 2020

  • Đời sống CBCNV, giảng viên ổn định đủ giờ giảng dạy và nghiên cứu.
  • Tiếp tục tuyển dụng giảng viên chất lượng cao, nâng cao năng lực đội ngũ phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ trình độ tiến sĩ chiếm hơn 30%.
  • Hàng năm, xuất bản tối thiểu 1 tập san chuyên đề chuyên ngành bao gồm các bài báo nghiên cứu khoa học chất lượng từ các giảng viên trong Khoa.
  • Xây dựng và phát triển các giáo trình đẩy đủ cho các môn học.
  • Xây dựng và hoàn thiện chưa trình theo chuẩn khu vực.
  • Được phép đào tạo trình độ thạc sĩ, phấn đấu được đào tạo trình độ tiến sĩ.
  • Ký kết hợp tác về liên kết nghiên cứu, trao đổi giảng viên và sinh viên với các Khoa của các trường Đại học trên thế giới.
  • Xây dựng hoàn chỉnh các phòng Thí nghiệm, nghiên cứu trọng điểm, phấn đấu đưa Khoa trở thành một Khoa trọng điểm của Trường.
  • Thúc đẩy giảng viên tham gia nghiên cứu, tham gia các đề tài cấp Tỉnh/ Thành phố, cấp Bộ, cấp Nhà nước.
  • Chuyển giao được các công trinh nghiên cứu ra ứng dụng thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp.
  • Hoàn thành đánh giá chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA

 

Nơi nhận:

– Ban Giám hiệu (để báo cáo);

– BT chi bộ (để báo cáo);

– Lãnh đạo đơn vị;

– Các Tổ bộ môn;

– Lưu VT,

 

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

 

 

 

 

 

Đơn vị liên kết