CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ HÓA PHÂN TÍCH
Mã ngành: 60.44.01.18
Tên ngành đào tạo:
- Tên tiếng Việt : Hóa Phân tích
- Tên tiếng Anh : Analytical Chemistry
-Mã số chuyên ngành: 60440118
-Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
-Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
- Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Hóa Phân tích
- Tên tiếng Anh: Master of Analytical Chemistry
Mục tiêu đào tạo:
– Về kiến thức:
- Cập nhật kiến thức mới, hiện đại về phương pháp và thiết bị phân tích trong các lĩnh vực công nghiệp, môi trường, thực phẩm và các ngành có liên quan.
- Cập nhật các kiến thức về hệ thống chất lượng phòng thử nghiệm, quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật trong phòng thử nghiệm.
- Xây dựng và phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học và tư duy hệ thống, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập sáng tạo.
– Về kỹ năng:
- Xây dựng và phát triển các phương pháp phân tích.
- Vận hành các thiết bị hiện đại trong hoạt động thử nghiệm.
- Quản lý được các hoạt động trong phòng thử nghiệm,.
- Phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong Hóa phân tích
Giới thiệu chương trình đào tạo cao học:
- Tổng thời gian đào tạo là 2 năm, với tổng số tín chỉ đào tạo là 60 tín chỉ, trong đó có 15 tín chỉ luận văn tốt nghiệp;
- Đội ngũ giảng dạy và hướng dẫn chương trình thạc sĩ Kỹ thuật Hoá học và Hóa Phân tích bao gồm 02 Phó Giáo sư và 22 tiến sĩ, với kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao;
- Học viên đào tạo theo hướng nghiên cứu, chương trình đào tạo được xây dụng trên cơ sở luôn được cập nhật để theo kịp bước phát triển của khoa học kỹ thuật;
- Đối tượng học viên tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi và khá chuyên ngành Hóa Phân tích của Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM sẽ được ưu tiên xem xét hồ sơ chuyển tiếp đào tạo trình độ tiến sĩ tại khoa CN Hóa, trường Đại học Công nghiệp TP. HCM.
Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ đào tạo
Trong quá trình nghiên cứu khoa học và làm luận văn thạc sĩtại Khoa Công nghệ Hóa học, học viên sẽ tiến hành với đầy đủ các thiết bị tiêu chuẩn sau:
- Nhiễu xạ tia X (XRD)
- Quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS)
- Sắc ký khí-khối phổ (GC-MS)
- Sắc ký khí (GC-FID và GC-TCD)
- Sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
- Sắc ký ion (IC)
- Quang phổ UV-vis (UV-VIS)
- Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourie |(FT-IR)
- Hệ thống toàn bộ dây chuyền nghiên cứu sản xuất giấy và bột giấy trong phòng thí nghiệm (sheet formation): bao gồm: nấu bột, nghiền bột giấy, phân tán bột giấy, phân loại sơ sợi và hình thành tờ giấy
- Hệ thống các thiết bị đo cơ lý của giấy, màng polymer và màng sinh học: độ chịu kéo lực nhỏ và lớn và độ thấm nước của màng.
- Hệ thống thiết bị phản ứng cao áp…
Ngoài ra, Khoa sắp xếp lịch học chủ yếu vào thứ 7, chủ nhật và ngày giờ phòng thí nghiệm linh hoạt,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên, đặc biệt là các học viên ở xa. Hàng năm, Khoa Công nghệ Hóa học tổ chức tuyển sinh 02 lần vào tháng 9 và tháng 3, có thể đăng ký online, tổ chức các lớp ôn thi theo thông báo trên Website của Phòng sau đại học.
Liên hệ:
Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ:
TS. Đoàn Văn Đạt, phụ trách sau đại học khoa CN Hóa
ĐT: 0989.27.55.88
Email: doanvandat@iuh.edu.vn